PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS CỘNG LẠC
Video hướng dẫn Đăng nhập

BÀI TUYÊN TRUYỀN NƯỚC SẠCH VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG.

Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường

Năm học: 2016-2017

           Môi trường là tập hợp tất cả các điều kiện, hiện tượng trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, thế giới động vật và thực vật. Môi trường có mối quan hệ mật thiết qua lại với sức khỏe con người. Khi môi trường bị ô nhiểm như: ô nhiễm nước, không khí, đất, thực phẩm và các ô nhiểm khác sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực cho lao động, sản xuất, đời sống và đặc biệt là sức khẻ con người.

          Trong cuộc sống hàng ngày, việc quan tâm đến nước sạch và công tác vệ sinh môi trường để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa, các bệnh về da là một yếu tố rất quan trọng bởi vệ sinh môi trường gắn liền với cuộc sống con người. Con người sẽ không có sức khỏe và hạnh phúc nếu thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường không tốt. Phải sử dụng nước sạch để phòng được các bệnh như: Tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy, viêm gan, các bệnh về mắt các bệnh về da, bệnh phụ khoa. Vì vậy để đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường mọi người, học sinh chúng ta cần hiểu những thông tin sau:

            1.    Đối với nước sạch:
- Nước sạch phải là nước trong, không màu, không mùi, không vị lạ, không gây khó chịu cho người sử dụng, không chứa các mầm bệnh, không chứa các chất độc hại.
- Nước sạch có nhiều nguồn cung cấp khác như nước mưa, nước giếng khoan, nước máng lần, nước giếng  và hệ thống cung cấp nước tập trung.
- Mỗi gia đình cần có ít nhất một trong các nguồn nước sạch nếu chưa có thì cần hỏi ý kiến tư vấn của Y tế địa phương để xây dựng cho mình một nguồn nước sạch thích hợp. Nước được lấy từ bất cứ nguồn nào cho dù đã xử lý thì trước khi uống cũng phải đun sôi, tuyệt đối không uống nước lã.
- Nước sạch là tài nguyên quý giá nhưng không phải là vô tận vì vậy mọi người phải có ý thức khai thác bảo vệ và tiết kiệm nguồn nước sạch.

         2.   Đối với vệ sinh môi trường:
- Phải giữ gìn sạch sẽ nguồn nước và khu vực xung quanh, không đổ rác và xây nhà vệ sinh gần nguồn nước, phải thu gom rác phân gia súc để ủ chôn hoặc đốt.
- Phân loại và thu gom rác thải vô cơ vào nơi quy định hoặc bán phế liệu để tái chế xử lý. Vỏ hộp và chai lọ để hóa chất bảo vệ thực vật phải chôn đúng nơi quy định. Thu gom và xử lý rác hữu cơ bằng cách quét dọn nhà cửa hàng ngày, lá cây, rơm rạ, giấy loại phải đổ vào hố rác của gia đình rồi đốt hoặc chôn. Khi có động vật chết phải chôn sâu bằng vôi bột.
- Nước thải của nhà máy, khu công nghiệp phải được sử lý trước khi đưa ra nguồn nước thải tập trung.
Vì một thế giới tươi đẹp, vì sức khỏe bản thân  và để phòng tránh các bệnh liên quan đến nước và vệ sinh môi trường, mỗi học sinh chúng ta cần phát huy và thực hiện tốt sáu nguyên tắc vệ sinh sau đây:

        1/ ĂN CHÍN UỐNG SÔI
-    Nước lã chứa nhiều mầm bệnh. Ngay cả nguồn nước máy sau khi chảy qua hệ thống đường ống cũ, qua các dụng cụ  đựng nước không hợp vệ sinh vẫn có thể bị nhiễm bẩn. Đun sôi nước hoặc hoặc cho nước chảy qua các thiết bị diệt khuẩn  có thể diệt được mầm bệnh.
-    Thức ăn sống, đặc biệt là các loại thịt có thể chứa nhiều mầm bệnh.
-    Mầm bệnh sinh sản nhanh ở thức ăn ấm hoặc thức ăn để lâu ở nhiệt độ bình thường. 
-    Dụng cụ nấu  bếp như dao, thớt, bát đĩa, khăn lau... nếu không vệ sinh cũng là môi trường thuận tiện cho mầm bệnh phát triển.
-    Rau quả nếu không được ngâm và rửa kỹ cũng chứa nhiều mầm bệnh và độc tố.
-    Sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất kháng sinh và những chất cần thiết khác giúp trẻ phòng chống bệnh tật.

Những điều cần làm:
-    Uống nước đã đun sôi hoặc nước đã được làm sạch và khử trùng bằng các thiết bị diệt khuẩn.
-     Thức ăn cần được nấu chín. Ăn sau khi nấu , không được ăn thức ăn ôi thiu.
-    Hâm kỹ thức ăn khi dùng lần sau.
-    Bảo quản thức ăn, tránh ruồi nhặng.
-    Dụng cụ nấu bếp, khăn lau cần được giặt rửa sạch sẽ, để nơi khô thoáng.
-    Ngâm và rửa rau quả bằng nước sạch trước khi ăn và trước khi nấu nướng.
-    Nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho trẻ bú tới 18 tháng hay hơn nữa.

        2/ RỬA TAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ NƯỚC SẠCH
-     Phân người và phân súc vật chứa rất nhiều mầm bệnh. Do đó tay có thể bị nhiễm bẩn và mang mầm bệnh sau khi đi vệ sinh.
-    Khi chuẩn bị thức ăn, khi ăn hoặc khi trẻ em mút tay, mầm bệnh sẽ truyền từ bàn tay bẩn qua miệng rồi vào cơ thể.

Những điều cần làm:
-    Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi ăn.
-    Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch sau khi đi vệ sinh, lau chùi cho trẻ em và sau khi làm những công việc có tiếp xúc với phân.
-    Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng và nước sạch.
-    Đặt dụng cụ rửa tay và xà phòng nơi thường chuẩn bị bữa ăn.
-    Gần nhà vệ sinh nên có nước và xà phòng để rửa tay.
-     Cắt và giữ móng tay sạch sẽ.

         3/ TẮM RỬA THƯỜNG XUYÊN
-    Cơ thể và mặt mũi dơ bẩn là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển.
-    Ruồi và bàn tay là nguồn lan truyền các mầm bệnh này.
-    Quần áo dơ bẩn và ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển.
-    Bệnh mắt đỏ và bệnh mắt hột có thể lây từ người này sang người khác nếu dùng chung khăn mặt.
-    Giun móc sống trong đất có thể xuyên qua da.

Những điều cần làm:
-    Tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
-    Rửa mặt hàng ngày.
-    Giặt quần áo và khăn mặt thường xuyên bằng xà phòng và phơi khô ngoài nắng.
-    Không dùng chung khăn mặt.
-    Không để trẻ bò lê dưới đất.
-    Không đi chân đất.

          4/ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SẠCH
-    Nước ô nhiễm là nguồn lây truyền các loại bệnh như: tả, lỵ, thương hàn…
-    Tất cả các nguồn nước tự nhiên (nước giếng, nước mưa, nước ao hồ…) đều có chứa mầm bệnh do những nguồn nước này bị ô nhiễm dưới nhiều hình thức khác nhau.
-    Giếng gần hố xí, chuồng gia súc, gia súc thả rông xung quanh sẽ bị ô nhiễm.
-    Các nguồn nước khác cũng sẽ bị ô nhiễm nếu: Ở gần hoặc thông với hệ thống mương rãnh thoát nước thải, nước từ hố xí…, Vứt rác, xác gia súc bừa bãi xung quanh.
-     Giếng nước, bể chứa nước mưa hoặc dụng cụ chứa nước không có nắp đậy rất dễ bị nhiễm bẩn từ lá cây, rác, bụi…
-    
Những điều cần làm:
-    Sử dụng nguồn nước sạch sẵn có cho việc nấu nướng và ăn uống.
-    Sử dụng và bảo vệ nguồn nước máy.
-    Giếng nên có thành và nắp đậy, cách xa hố xí từ 8 đến 10 m.
-    Bảo vệ nguồn nước: nước giếng, nước suối, nước hồ tránh xa nguồn phân, nước thải và rác thải.
-     Không thả rông gia súc.
-    Không sử dụng nước mưa của cơn mưa đầu tiên do nước có thể bị nhiễm bẩn từ mái nhà và máng thu nước.
-    Dụng cụ chứa nước phải có nắp đậy kín, sạch và được chùi rửa thường xuyên.
-    Dụng cụ múc nước cần được bảo quản sạch sẽ, cọ rửa thường xuyên và treo lên cao.
-    Không thọc tay vào nước sạch và các dụng cụ múc nước, chứa nước.

        5/ SỬ DỤNG HỐ XÍ HỢP VỆ SINH
-    Phân người chứa nhiều mầm bệnh
-     Mầm bệnh trong phân người là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh tiêu chảy.
-     Phân người không xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm đất, nguồn nước và thức ăn.
-    Nguồn phân không được đậy kín sẽ gây mùi hôi thối và thu hút nhiều ruồi. Ruồi là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh từ phân qua thức ăn.
-     Để phòng tránh sự lây lan bệnh tật, việc quan trọng nhất là xử lý phân gia đình một cách an toàn.
 Những điều cần làm:
-    Mọi người trong gia đình đều nên đi vệ sinh trong hố xí (trừ trẻ em quá nhỏ tuổi).
-    Thu gom và đổ phân trẻ em vào hố xí.
-    Hố xí có thể được xây bằng vật liệu đơn giản , nhưng cần phải có sàn và nắp đậy kín.
-    Giữ vệ sinh hố xí sạch sẽ.
-    Không dùng phân người để bón cây trồng.

       6/  THU GOM VÀ XỬ LÝ RÁC THẢI HỢP VỆ SINH VÀ ĐÚNG NƠI QUY ĐỊNH.

-    Ruồi nhặng và chuột thường  sinh sống tại những đống rác thải, đặc biệt là những nơi có thức ăn thừa, rau và xác súc vật.

-    Ruồi nhặng và chuột là nguồn lây truyền bệnh.

-    Vứt rác thải và xác súc vật xuống ao, suối, hồ gây ô nhiễm nguồn nước.



 Những điều cần làm:

-    Thu gom và đổ rác thải vào thùng rác hoặc hố rác.
-     Đổ rác vào xe nếu ở khu vực có xe rác công cộng.
-    Nếu ở khu vực không có xe rác, nên đổ rác vào hố có nắp đậy rồi đốt hoặc chôn.
-    Xác súc vật nên được chôn sâu và chôn xa nguồn nước, xa nhà.
-     Diệt chuột, ruồi, nhặng xung quanh nơi ở.

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với hàng triệu học sinh, sinh viên cả nước, sáng ngày 05 tháng 9 năm 2019, Trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2018-2020 ... Cập nhật lúc : 14 giờ 23 phút - Ngày 28 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Ngày 05 tháng 9 năm 2018, thầy và trò trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2018-2019 trong niềm vui với kết quả năm học vừa qua, tự tin, phấn khởi bước vào năm h ... Cập nhật lúc : 16 giờ 27 phút - Ngày 17 tháng 9 năm 2018
Xem chi tiết
Sáng ngày 20 tháng 11 năm 2017, tại sân trường THCS Cộng Lạc đã diễn ra Lễ kỉ niệm 35 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017) trong không khí vui tươi, phấn khởi, ấm tình thầy trò ... Cập nhật lúc : 16 giờ 8 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2017
Xem chi tiết
Sáng ngày 05 tháng 9 năm 2017, Trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2017-2018 trong bầu không khí tưng bừng, phấn khởi của thầy và trò thể hiện quyết tâm hoàn thành ... Cập nhật lúc : 9 giờ 49 phút - Ngày 12 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Sáng ngày 05 tháng 9 năm 2017, Trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2017-2018 trong bầu không khí tưng bừng, phấn khởi của thầy và trò thể hiện quyết tâm hoàn thành ... Cập nhật lúc : 9 giờ 49 phút - Ngày 12 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm học 2016-2017, trường THCS Cọng Lạc đã tổ chức các hoạt động như tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường, treo băng rôn ... Cập nhật lúc : 7 giờ 17 phút - Ngày 8 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Thực hiện Công văn số 40/PGD ĐT-TH ngày 22/3/2017 của Phòng Giáo dục Đào tạo Tứ Kỳ về việc tuyên truyền thực hiện Tiêu chí văn hoá giao thông, trường THCS Cộng Lạc đã tổ chức tuyên truyền và ... Cập nhật lúc : 14 giờ 20 phút - Ngày 25 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch năm học 2016-2017, nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trường THCS Cộng Lạc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tham quan dã ngoại di tích lịch sử Bạch Đằng Giang- ... Cập nhật lúc : 8 giờ 56 phút - Ngày 25 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
Hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam, trường THCs Cộng Lạc đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích nhằm giáo dục cho học sinh truyền thống tôn sư, trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. ... Cập nhật lúc : 11 giờ 55 phút - Ngày 23 tháng 11 năm 2016
Xem chi tiết
Hoà trong không khí ngày hội đến trường trong cả nước, Trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Khai giảng năm học mới 2016-2017 trong niềm vui tươi, phấn khởi của thầy và trò. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 21 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
12345
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch thời gian năm học 2018-2019
Mẫu chuyện Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm
Nghị quyết chi bộ tháng 12/2014
Công văn hướng dẫn về xây dựng ngân hàng đề thi HSG
Nghị quyết công tác tháng 11/2014
Nọi dung chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Quý III, IV
Nhiệm vụ trong tâm của năm học ( đề nghị các thầy cô tải về và thực hiện)
Hướng dẫn Lập kế hoạch giảng dạy ( đề nghị các thầy cô tải về và thực hiện)
Công văn hướng dẫn dạy học các môn, đề nghị các thầy cô tải về và đọc nghiên cứu thực hiện
Kế hoạch chi tiết số tiết theo tuần các môn học ( kèm theo kế hoạch dạy học 37 tuần)
Kế hoạch dạy học theo khung 37 tuần
Bài dự thi tìm hiểu Luật Bạo lơcj gia đình
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
12