PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỨ KỲ
TRƯỜNG THCS CỘNG LẠC
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH

NHỮNG NGƯỜI THẦY

Kính thưa toàn thể các thầy cô giáo cùng các em học sinh thân mến!

Nước Việt Nam vốn có một nền văn hiến lâu đời. Gây dựng và bồi đắp cho nền văn hiến của đất nước mỗi ngày thêm phong phú và rực rỡ ấy có công lao không nhỏ của lớp lớp các nhà giáo Việt Nam. Trong quá trình bồi đắp cho nền văn hiến chung của dân tộc, các nhà giáo đã làm vẻ vang thêm truyền thống của giới mình.

Nhân dịp kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982- 20/11/2024) năm nay tôi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo và các em học sinh một món quà đặc biệt. Đó là một cuốn sách hay viết về nghề nhà giáo.  Cuốn sách có tựa đề: “Những người thầy” của nhà báo Nguyễn Hải. Sách do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 2009, gồm có 365 trang, khổ 14.5x 20.5 cm.

Trên tay tôi là hình ảnh cuốn sách “Những người thầy” của tác giả Nguyễn Hải. Cuốn sách nêu nhiều gương sáng với những câu chuyện sống động của các nhà giáo từ những năm trước cách mạng đến thời kỳ đổi mới. Cuốn sách có thể ví như là một đoá hoa thơm mừng ngày nhà giáo Việt Nam, nhằm góp thêm vào việc tôn vinh nhà giáo, tôn vinh sự nghiệp trồng người và cũng góp phần vào việc giáo dưỡng truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, một nét đẹp của dân tộc ta đã trải qua mấy nghìn năm văn hiến.

Kính thưa các thầy cô giáo và các em học sinh thân mến!

Tác giả Nguyễn Hải vốn là một nhà báo, một cựu giáo chức, đã tập hợp những bài ký, những bức phác thảo chân dung, viết về những nhà giáo tiêu biểu trong lịch sử giáo giới nước nhà, được đăng tải trên một số báo, tạp chí, làm thành  tập sách lấy tên là “Những người thầy”.

Cuốn sách được chia làm 2 phần:

  Phần 1: “Thời cựu học” viết về các nhà giáo: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh

  Phần 2: “Thời tân học” viết về các nhà giáo: Võ Nguyên Giáp, Dương Quảng Hàm, Đặng Thai Mai, Nguyễn Lân, Trần Văn Giàu, Tạ Quang Bửu, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Khánh Toàn....

Qua 365 trang sách, chúng ta được gặp gỡ 22 người thầy vĩ đại trong lịch sử giáo giới nước nhà. Thời cựu học có ông đồ như Chu Văn An-Niềm tự hào bậc nhất của giáo giới Việt Nam”, Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhà giáo lừng danh thiên cổ, Cao Bá Quát – Một tấm lòng cao cả, Nguyễn Đình Chiểu, Lương Văn Can, Trần Quý Cáp, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Các gương mặt thầy giáo thời tân học có: Giáo sư Dương Quảng Hàm – Nhà sư phạm mẫu mực”, ông Giáo Hoài – “Người vẽ cờ khởi nghĩa và lá cờ Tổ quốc hôm nay, Đặng Thai Mai, “người thầy 60 năm đứng trên bục giảng – nhà nhân văn chủ nghĩa, Giáo sư Hoàng Minh Giám – Nhà giáo, nhà ngoại giao yêu nướcNhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, “Giáo sư Nguyễn Văn Huyên, người đi chia chữ cho dân”… và nhiều nhà giáo tiêu biểu khác. Họ như là những người lái đò không quản ngại khó khăn, gian lao, cần mẫn đưa khách qua sông: “Tháng năm dầu dãi nắng mưa- Con đò tri thức thầy đưa bao người”.

Đọc “Những người thầy” của Nguyễn Hải, người đọc được trở về quá khứ, bước từng bước đến hiện tại. Ở đó, bạn đọc được nhìn ngắm chân dung của những con người vĩ đại, đa tài, những người đã dành cả cuộc đời mình gắn liền với con chữ. Họ là những ông đồ trong quá khứ xa xưa, là những người thầy của thời hiện đại, nhưng đều cùng chung chí hướng là ươm những mầm non, truyền thụ những kiến thức hay nhất để những thế hệ mai sau có thể làm rạng danh cho nước nhà.

Những cái tên xuất sắc trong giáo giới Việt Nam đều được Nguyễn Hải đề cập và sưu tầm tư liệu hết sức đầy đủ. Qua cuốn sách, chúng ta được gặp gỡ với những người thầy vĩ đại như Chu Văn An - “Niềm tự hào bậc nhất của giáo giới Việt Nam”, Nguyễn Bỉnh Khiêm - “Nhà giáo lừng danh thiên cổ”… Chúng ta cũng được gặp gỡ những danh nhân đã đi vào lịch sử như Cao Bá Quát, Võ Nguyên Giáp hay Hoàng Minh Giám… Họ đã có những đóng góp lớn lao không chỉ cho lịch sử nước nhà mà còn cho nền giáo dục dân tộc.

Từ xa xưa, đã có những tấm gương của những nhà giáo với nhân cách lớn như Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Tống Duy Tân. Dưới chế độ phong kiến, họ luôn đứng về phía nhân dân, không hợp tác, không ra làm quan cho triều đình như Võ Trường Toản, Lương Văn Can. Có người đã can gián vua, phê phán triều chính, đòi chém kẻ nịnh  thần để yên dân như Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Người dấy binh trị vua bạo ngược hoang dâm như Lương Đắc Bằng. Người khởi nghĩa chống lại triều đình như Cao Bá Quát. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta nhiều nhà giáo đứng lên vì dân, vì nước mà “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trị...

Bác Hồ trước lúc bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng, đi bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, cứu dân đã có thời kỳ làm thầy giáo với tên Thầy giáo Nguyễn Tất Thành, dạy tại trường Dục Thanh tỉnh Phan Thiết. Truyền thống vẻ vang của giáo giới Việt Nam còn được tô thắm bằng chính máu đào của các nhà giáo cách mạng. Đó là các nhà giáo Phan Đăng Lưu, Hà Huy Tập, Võ Văn Tần và Nguyễn Hữu Tiến.

          Trong kháng chiến chống Mỹ, hàng nghìn giáo viên đã tạm xa mái trường và đàn em nhỏ thân yêu để bước chân suốt dải Trường Sơn dằng dặc đạn bom chi viện cho mặt trận giáo dục miền Nam, góp xương máu, trí tuệ của mình vào sự nghiệp chung của dân tộc, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước. Họ là những nhà giáo chiến sỹ, vừa cầm bút, vừa cầm súng.

Lật giở trang 31, bạn đọc sẽ được biết đến nhà giáo “Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà giáo lừng danh thiên cổ”. Rời chốn quan trường, ông dấn thân vào sự nghiệp trồng người ở quê nhà hơn 40 năm, nhiều lớp môn sinh đã qua tay ông trong đó có nhiều người đỗ đạt cao, giúp dân, giúp nước, làm vẻ vang cho “Am Bạch Vân”. Ông đồ ngồi dạy chữ vậy mà các bậc vua chúa cứ hễ có việc trọng là phải tìm về, để thỉnh giáo thầy và làm đúng theo điều thầy dạy.

Đến với trang 81 bạn đọc sẽ hiểu sâu sắc hơn về thầy giáo “Nguyễn Đình Chiểu, khuất đôi tròng mắt, tròn một tấm gương”. Ông là một thầy giáo mù, mở trường dạy học và làm thơ. Ông sát cánh kề vai cùng các thủ lĩnh nghĩa quân bàn bạc, đưa ra các kế sách. Ông không ra trận nhưng đã biến nhà mình, trường học của mình thành cơ quan tổng hành dinh, cơ quan tham mưu mà ông là tham mưu trưởng.

Tìm đến trang 121, bạn đọc sẽ biết đến “Phan Bội Châu, người gieo mầm nền giáo dục mới”. Thầy giáo Phan Bội Châu từ nhỏ đã nổi tiếng là thần đồng. Bốn tuổi ông học chữ, truyền khẩu, Sáu tuổi ông đi học chữ Hán, chỉ vài ngày là thuộc hết Tam tự kinh rồi đến sách Luận ngữ. Mười ba tuổi ông đã thành thạo các thể văn cử tử như: thơ, phú, kinh nghĩa. Ngoài những sách sáng tác ông còn có những sách biên khảo, nghiên cứu hết sức công phu và có giá trị khoa học cao. Những tác phẩm của ông làm cho nhiều chính khách Trung Hoa, Nhật Bản cảm phục mà đem lòng yêu mến và ủng hộ cách mạng Việt Nam.

Ở trang 297 bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về Nhà giáo, đại tướng Võ Nguyên Giáp, một danh nhân quân sự kiệt xuất của đất nước ta. Với bầu nhiệt huyết của một nhà cách mạng, thầy giáo Võ Nguyên Giáp qua các môn Lịch sử, quốc văn đã truyền cho học sinh của mình lòng yêu nước, khơi dậy ở họ một tinh thần quật khởi, không chịu làm nô lệ, chỉ cho họ lẽ sống ở đời. Tuổi trẻ phải sống có trách nhiệm với chính mình, với quê hương, đất nước. Thầy Võ Nguyên Giáp là người đọc nhiều, biết rộng, kiến thức uyên thâm nên được học sinh rất quý trọng. Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy cả nghĩa. Vì sao phải đi học, phải biết chữ, khi biết chữ rồi thì làm gì...Thầy giáo Giáp không chỉ lên lớp dạy học mà còn tham gia viết báo một cách tích cực. Đó là các bài báo về nông dân và nông thôn Việt Nam bị bần cùng hóa, đang sống trong nỗi thống khổ vị bị áp bức bóc lột, sau được tập hợp lại in thành sách mang tên “Vấn đề dân cày”.

Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta. Qua cuốn sách giúp chúng ta hiểu thêm về những tấm gương sáng, tài danh trong lịch sử ngành giáo dục nước nhà đồng thời tôn vinh những người Thầy đã âm thầm góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Hy vọng thông qua những tấm lòng cao cả, những cốt cách vị tha nơi những nhà sư phạm mẫu mực qua nhiều thế hệ được giới thiệu trong cuốn sách này giúp chúng ta càng thêm yêu quý và tôn trọng các thầy cô giáo. Các em cần cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để xứng đáng với công lao của các thầy cô.

Cuốn sách hiện đang có mặt tại thư viện nhà trường. Xin trân trọng giới thiệu và kính mời các thầy cô giáo cùng toàn thể các em học sinh tìm đọc!

                                                        Cộng Lạc, ngày 6 tháng 11 năm 2024

                                                                           PTTV

 

                                                                                Vũ Thị Thanh Hòa

 

 

 

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cùng với hàng triệu học sinh, sinh viên cả nước, sáng ngày 05 tháng 9 năm 2019, Trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2018-2020 ... Cập nhật lúc : 14 giờ 23 phút - Ngày 28 tháng 9 năm 2019
Xem chi tiết
Ngày 05 tháng 9 năm 2018, thầy và trò trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2018-2019 trong niềm vui với kết quả năm học vừa qua, tự tin, phấn khởi bước vào năm h ... Cập nhật lúc : 16 giờ 27 phút - Ngày 17 tháng 9 năm 2018
Xem chi tiết
Sáng ngày 20 tháng 11 năm 2017, tại sân trường THCS Cộng Lạc đã diễn ra Lễ kỉ niệm 35 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2017) trong không khí vui tươi, phấn khởi, ấm tình thầy trò ... Cập nhật lúc : 16 giờ 8 phút - Ngày 20 tháng 11 năm 2017
Xem chi tiết
Sáng ngày 05 tháng 9 năm 2017, Trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2017-2018 trong bầu không khí tưng bừng, phấn khởi của thầy và trò thể hiện quyết tâm hoàn thành ... Cập nhật lúc : 9 giờ 49 phút - Ngày 12 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Sáng ngày 05 tháng 9 năm 2017, Trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Lễ khai giảng năm học 2017-2018 trong bầu không khí tưng bừng, phấn khởi của thầy và trò thể hiện quyết tâm hoàn thành ... Cập nhật lúc : 9 giờ 49 phút - Ngày 12 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
Hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường năm học 2016-2017, trường THCS Cọng Lạc đã tổ chức các hoạt động như tuyên truyền về nước sạch và vệ sinh môi trường, treo băng rôn ... Cập nhật lúc : 7 giờ 17 phút - Ngày 8 tháng 5 năm 2017
Xem chi tiết
Thực hiện Công văn số 40/PGD ĐT-TH ngày 22/3/2017 của Phòng Giáo dục Đào tạo Tứ Kỳ về việc tuyên truyền thực hiện Tiêu chí văn hoá giao thông, trường THCS Cộng Lạc đã tổ chức tuyên truyền và ... Cập nhật lúc : 14 giờ 20 phút - Ngày 25 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
Thực hiện kế hoạch năm học 2016-2017, nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, trường THCS Cộng Lạc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tham quan dã ngoại di tích lịch sử Bạch Đằng Giang- ... Cập nhật lúc : 8 giờ 56 phút - Ngày 25 tháng 3 năm 2017
Xem chi tiết
Hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam, trường THCs Cộng Lạc đã tổ chức nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích nhằm giáo dục cho học sinh truyền thống tôn sư, trọng đạo, uống nước nhớ nguồn. ... Cập nhật lúc : 11 giờ 55 phút - Ngày 23 tháng 11 năm 2016
Xem chi tiết
Hoà trong không khí ngày hội đến trường trong cả nước, Trường THCS Cộng Lạc long trọng tổ chức Khai giảng năm học mới 2016-2017 trong niềm vui tươi, phấn khởi của thầy và trò. ... Cập nhật lúc : 10 giờ 21 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2016
Xem chi tiết
12345
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Chế độ cho điểm tối thiểu năm học 2012 - 2013.
Kế hoạch tổ chức Hội thảo“Đổi mới kiểm tra đánh thông qua biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS và THPT” của Sở GD.gữ văn, Lịch sử, Địa lý trong trường THCS” của Phòng GD.
Đề thi HSG môn Văn năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Toán năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Anh năm học 2012-2013 của Thành phố
Đề thi HSG môn Địa lí năm học 2012-2013 của Thành phố
Một số phương pháp dạy học tích cực.
Những điểm mới trong Thông tư 58 so với Quy chế 40 và Thông tư 51 về kiểm tra đánh giá học sinh.
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Kế hoạch thời gian năm học 2018-2019
Mẫu chuyện Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về nói đi đôi với làm
Nghị quyết chi bộ tháng 12/2014
Công văn hướng dẫn về xây dựng ngân hàng đề thi HSG
Nghị quyết công tác tháng 11/2014
Nọi dung chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Quý III, IV
Nhiệm vụ trong tâm của năm học ( đề nghị các thầy cô tải về và thực hiện)
Hướng dẫn Lập kế hoạch giảng dạy ( đề nghị các thầy cô tải về và thực hiện)
Công văn hướng dẫn dạy học các môn, đề nghị các thầy cô tải về và đọc nghiên cứu thực hiện
Kế hoạch chi tiết số tiết theo tuần các môn học ( kèm theo kế hoạch dạy học 37 tuần)
Kế hoạch dạy học theo khung 37 tuần
Bài dự thi tìm hiểu Luật Bạo lơcj gia đình
Hướng dẫn thực hiện hưởng phụ cấp thâm niên cho giáo viên.
Sử dụng sổ gọi tên ghi điểm trong nhà trường (Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Bìa Sáng kiến kinh nghiệm
12